Lịch sử khí tượng Bão_Durian_(2006)

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Bão Durian hình thành như là một áp thấp nhiệt đới vào ngày 24 tháng 11 năm 2006 gần Chuuk. Nằm ở phía nam vùng khí áp suất cao, áp thấp này di chuyển theo hướng tây tây bắc, đi qua một khu vực có sức gió thấp và có tính phân kỳ cao.[2] Cuối ngày 26, áp thấp mạnh lên thành bão nhiệt đới và được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đặt tên là Durian.[nb 1] Trong hai ngày tiếp theo bão đã mạnh lên khi tiếp cận Philippines. Sau khi đạt mức siêu bão vào ngày 29 tháng 11,[3] Durian có giai đoạn mạnh lên nhanh chóng[2], với tốc độ gió trong 10 phút là 195 km/h. Bão lướt qua bờ biển phía Nam của Catanduanes ở cường độ này vào ngày 30 tháng 11, với kỷ lục gió giật lên đến 320 km/h.[3][4]

Bão Durian ở mức đỉnh thứ 2 trong ngày 3 tháng 12.

Bão yếu đi chút ít khi nó đổ bộ vào vùng Bicol.[3] Khi đổ bộ vào đất liền, bão đã suy thoái bớt, mặc dù nó vẫn giữ trạng thái bão khi xuất hiện trên Biển Đông vào ngày 1 tháng 12.[2] Bão tiếp tục mạnh trở lại, với Durian đạt đỉnh điểm thứ cấp vào ngày 3 tháng 12. Sau đó, điều kiện khí tượng không thuận lợi khiến siêu bão suy yếu thành cơn bão nhiệt đới khi nó hướng về tây nam. Bão Durian đổ bộ vào miền Nam Việt Nam vào đầu ngày 5 tháng 12 ở mức bão nhiệt đới trước khi giảm dần thành áp thấp nhiệt đới.[3] Áp thấp đi tiếp về phía tây và vượt qua bán đảo Malay.[5] JMA đã ngừng theo dõi cơn bão vào ngày 6 tháng 12 khi nó vượt qua kinh độ 100°Đ.[3]

Khác hoàn toàn với dự đoán ban đầu, bão Durian không ập vào Nam Trung bộ mà chạy dọc bờ biển, phá tan hoang các thị trấn, làng mạc ven biển Bình Thuận, Ninh Thuận rồi bất thần ập vào Bà Rịa-Vũng Tàu. Sau đó, tiếp tục “càn quét” các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ... [6]